Nguyên tắc an toàn trong thẩm mỹ nội khoa (P1)
Time 18/02/2020
Trong những năm gần đây, lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa hay còn gọi là “làm đẹp không phẫu thuật” không ngừng phát triển, dẫn đến sự ra đời của rất nhiều phòng khám, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm laser, chăm sóc da, spa,… và theo đó, nguy cơ tai biến là không thể tránh khỏi. Nắm rõ và dự đoán những tai biến có thể xảy ra đồng thời chú trọng các nguyên tắc an toàn sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả và an toàn của thủ thuật. Cần tuân thủ các nguyên tắc liên quan đến chọn lựa bệnh nhân cũng như tư vấn trước thủ thật, chuẩn bị trước thủ thuật, lưu ý trong thủ thuật, và chăm sóc sau thủ thuật.
Giới thiệu
Những tiến bộ trong lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ không xâm lấn/ít xâm lấn) hay da liểu thẩm mỹ trong khoảng một thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thủ thuật thẩm mỹ. Theo thống kê của Hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, tốp 5 trong số những thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn/ít xâm lấn được thực hiện nhiều nhất tại Hoa Kỳ năm 2017 là tiêm botulinum toxin, tiêm chất làm đầy, giảm béo không phẫu thuật, triệt lông và tái tạo da bằng hoá chất. Các thủ thuật thẩm mỹ này có sự gia tăng đều đặn hàng năm, ví dụ những kỹ thuật tiêm chích (botulinum toxin, chất làm đầy) tăng 5,1% so với năm 2016 và tăng 40,6% so với 5 năm trước đây. Tại Việt Nam, tuy không có số liệu chính thức nhưng chúng tôi thấy rằng trong những năm gần đây, lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa đã không ngừng phát triển.
Các thủ thuật thẩm mỹ trở nên phổ biên và được thực hiện nhiều không chỉ ở các đơn vị y tế chính quy mà còn ở những cơ sở không giấy phép với nhân viên không được đào tạo bài bản. Vì vậy, nguy cơ xảy ra tai biến là không thể tránh khỏi. Các tai biên này rất đa dạng, từ những tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm đến những tai biến ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ và tính mạng như mù mắt, đột quỵ do chất làm đầy.
Nắm rõ và dự đoán những tai biên có thể xảy ra, đồng thời chú trọng sự an toàn cho người bệnh sẽ giúp chúng ta nâng cao hiệu quả điều trị và tránh những vấn đề rắc rối về mặt pháp lý.
Những tai biên thường gặp
Ngoài những tai biến đặc trưng cho từng thủ thuật thẩm mỹ sẽ được nói trong các bài của số báo này, còn có những tai biên chung thường gặp được nêu ở bảng 1.
Tai biến |
Cách phòng tránh và xử trí |
Ngất do đau, ngất “vasovagal” |
Trấn an nếu bệnh nhân sợ hãi, luôn luôn thực hiện thủ thuật khi bệnh nhân ở tư thế nẳm ngửa. Nếu xảy ra tai biến này, để bệnh nhân nằm ngửa, nâng hai chân lên cao |
Phản ứng dị ứng, phù mạch, sốc phản vệ |
Khai thác tiền sử dị ứng trước khi tiến hành thủ thuật. Cẩn chuẩn bị sẵn: andrenaline, bộ đặt nội khí quản, dịch truyền, bình oxy |
Phản ứng do thuốc |
Khai thác tiền sử sử dụng thuốc, tiền sử phản ứng thuốc |
Xuất huyết, tụ máu, vết bầm |
Khai thác tiền sử sử dụng thuốc có tính kháng đông như aspirine, warfarin, uống trà xanh, viên ginkgo. Đánh giá nguy cơ nếu phải xưng thuốc kháng đông, tham khảo ý kiến bác sĩ nội khoa. Tránh sử dụng vitamin E, trà xanh trong một tuần trước thủ thuật |
Bỏng, tăng sắc tố, sẹo |
Đánh giá tuýp da và nguy cơ trước khi tiến hành, thảo luận và chuẩn bị tinh thần cho những bệnh nhân có các loại da sậm màu. Để tránh những tai biến này cần chọn lọc bệnh nhân kỹ, bác sĩ được huấn luyện bài bản, chọn lựa thông số phù hợp cho các thiết bị. |
Sụp mí, sụp cung mày, sa môi, khuôn mặt “đơ, cứng” |
Tránh những vùng giải phẫu nguy hiểm, bác sĩ cần được huấn luyện bài bản, tham khảo hướng dẫn điều trị và cá nhân hoá từng bệnh nhân, chăm sóc sau thủ thuật hợp lý |
Sửa chữa quá mức |
Bác sĩ cần được huấn luyện bài bản, tham khảo hướng dẫn điều trị và cá nhân hoá từng bệnh nhân |
Còn tiếp...
(Theo: TS. BS. Nguyễn Trọng Hào - Da Liễu Thẩm Mỹ)